Giờ mở cửa: 6:00 – 20:00 từ thứ 2 đến thứ 7

Tập yoga sai có thể mang tới hệ lụy

20/11/2020
Tập quá sức, không khởi động kỹ trước khi tập hoặc có những bệnh “chống chỉ định” với yoga mà bệnh nhân không được bác sĩ tư vấn sẽ gây những chấn thương không đáng có.
Tap yoga sai co the mang den he luy 1


Bác sĩ Phạm Thế Hiển, khoa chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM), cho biết số bệnh nhân bị đau ở vùng cổ, vai, lưng, hông... tìm đến phòng khám cơ xương khớp đang gia tăng, trong đó có nhiều nguyên nhân do tập luyện yoga không đúng cách.

Điều đáng quan tâm là hầu hết bệnh nhân không biết những chấn thương, những cơn đau đang có là do yoga gây ra.

Tập sai tư thế

Bà Mai Hương (50 tuổi) sau một động tác xoạc rộng hai chân cảm thấy đau vùng háng phải, cơn đau của bà tăng lên khi dạng chân hay xoay người. Cơn đau kéo dài hơn một tháng.

“Bác sĩ chẩn đoán tôi bị rách chỗ bám nhóm cơ khép đùi, phải uống thuốc hai tháng nhưng chỉ giúp giảm đau, còn một số hoạt động sinh hoạt hằng ngày tôi vẫn gặp khó khăn” - bà Hương nói.

Còn chị Thanh Nga (34 tuổi) do có bệnh lý về cột sống, đại tràng, luôn thấy căng thẳng mệt mỏi, tim đập nhanh và khó ngủ nên chị tìm đến yoga như “phương thuốc” phục hồi sức khỏe.

Nhưng càng tập càng mệt, huấn luyện viên khuyên chị chỉ cần qua giai đoạn đầu thì cơ thể sẽ quen dần với việc luyện tập.

Nhưng chị càng cố thì cột sống càng đau hơn và kéo theo cả cơ thể mệt mỏi nhiều hơn. Sau khi đi khám bác sĩ, chị mới biết “cơ thể chị hoạt động vượt quá mức bình thường, bị thoát vị đĩa đệm”.

“Tự tập yoga qua sách 10 năm trời và kết quả là từ lưng thẳng thành lưng gù, người thấp xuống 8cm, loãng xương, xẹp đốt sống, cột sống bị vẹo sang trái” là chẩn đoán của bác sĩ với bà Kim Liên, 60 tuổi.

Một phần do hậu quả bệnh loãng xương và một phần do sự thúc đẩy của các động tác yoga không phù hợp như vặn xoắn người, cúi người quá mức...

Bác sĩ Hiển cho biết những chấn thương thường gặp khi tập yoga sai tư thế là bị căng cơ ở vùng cột sống lưng, cổ, vai, đầu gối, cẳng chân do các động tác vặn xoắn đột ngột, lặp lại hoặc kéo giãn quá mức; chấn thương đĩa đệm cột sống do tư thế không đúng của động tác cúi vặn người; bong gân cổ chân, giãn dây chằng...

Gần đây, những trường hợp chấn thương gặp nhiều nhất ở người bệnh sau khi tập các động tác xoạc hai chân, xoay người, gây ra đau khớp vùng chậu. Bệnh lý này thường dễ bị chẩn đoán nhầm với bệnh lý đau thần kinh tọa.

Lời khuyên của chuyên gia

khoi dong truoc khi tap yoga
Khởi động kỹ là điều quan trọng để tránh chấn thương khi tập yoga.


Với hơn 14 năm kinh nghiệm thực hành, giảng dạy yoga và thiền định, bà Sridevi Tố Hải (chủ tịch Công ty CP TMDV Trái Tim Vàng) chia sẻ: nhiều người mong muốn có sức khỏe dẻo dai, luôn trẻ trung, khỏe đẹp nên nôn nóng tập quá sức, do đó dẫn đến tập sai động tác, gây chấn thương.

Theo bà Tố Hải, có một số bài tập yoga có thể được thực hiện bất kỳ lúc nào như các động tác xoay cổ, thư giãn mắt, hít thở..., nhưng cũng có nhiều động tác đòi hỏi người tập phải thực hiện trong một không gian và thời gian nhất định.

Tập yoga đòi hỏi sự kiên trì, tập luyện đều đặn và lắng nghe cơ thể vì hiệu quả của nó không thể nhận thấy ngay lập tức.

Bà Hải cho biết thêm việc huấn luyện viên nắm rõ tình trạng sức khỏe của học viên trước khi tập rất quan trọng.

Bởi ngoài chuyện nhắc nhở người tập tập trung cảm nhận và lắng nghe cơ thể, huấn luyện viên cần tinh ý nhận ra những thay đổi của học viên qua nét mặt, biểu hiện của cơ thể...

Yoga có thể được tập vào bất cứ thời gian nào trong ngày nhưng thời điểm tốt nhất là 5-7g sáng hoặc chiều tối. Không nên tập luyện trước khi ngủ vì có thể gây mất ngủ. Thời gian luyện tập tùy theo thể trạng của mỗi người, tuy nhiên trung bình từ 1 giờ đến 1 giờ 15 phút.

Với những người quá bận rộn, không có thời gian đến lớp có thể tự tập luyện tại nhà 10-15 phút/ngày cũng tốt. Địa điểm tập luyện nên yên tĩnh, sạch sẽ và thoáng khí.

Nên tập khi bụng rỗng để tránh xóc bụng hoặc ít nhất sau khi ăn no hai tiếng hoặc ăn nhẹ (cái bánh hoặc ly sữa).

Yoga giúp phục hồi nhanh chóng những bệnh nhẹ, tuy nhiên những trường hợp bệnh nặng có sự chỉ định của bác sĩ như thoát vị, bệnh tim, rối loạn tiền đình... cần lưu ý khi tập luyện. Những trường hợp này tốt nhất nên tập riêng với huấn luyện viên để có bài tập phù hợp.
 

Cũng theo bác sĩ Hiển, trong những bài tập của yoga có những động tác giúp tốt cho hệ cơ và hệ xương.

Song nếu tập quá sức, không khởi động kỹ trước khi tập hoặc có những bệnh “chống chỉ định” với yoga mà bệnh nhân không được bác sĩ tư vấn sẽ gây ra những chấn thương không đáng có.

Bên cạnh đó, bác sĩ Hiển lưu ý đối với những ai có sẵn các bệnh lý nền về cơ xương khớp cần hỏi ý kiến bác sĩ và báo với huấn luyện viên trước khi chọn bộ môn yoga.

Với những người tập chưa có bệnh lý nào về cơ xương khớp cần khởi động kỹ và dừng lập tức khi có cảm giác đau ngay mức tập hiện tại, không cố quá sức.

----------------------

Nhất Dáng Nhì Da có hơn 15 năm kinh nghiệm dạy Yoga cho học viên nữ từ cơ bản đến nâng cao.

ĐĂNG KÝ TẬP THỬ YOGA TẠI NHẤT DÁNG NHÌ DA:

Gọi ngay Hotline: 0912.499.920 hoặc đăng ký online: TẠI ĐÂY
 

Nguồn tin: Tuổi Trẻ

Tin tức khác?

Pilates - Môn thể dục dành cho các quý cô muốn có vùng lưng dưới đẹp

Pilates - Môn thể dục dành cho các quý cô muốn có vùng lưng dưới đẹp

Cốt lõi của Pilates là cải thiện và bảo vệ vùng lưng dưới, giúp vóc dáng đẹp...

Các khởi động cần thiết khi bước vào tập Yoga Dance?

Các khởi động cần thiết khi bước vào tập Yoga Dance?

Là bộ môn thể thao kết hợp giữa dancesport và yoga, Yoga Dance kế thừa những ưu...

Huấn luyện viên cá nhân tại Nhất Dáng Nhì Da sẽ giúp gì cho bạn?

Huấn luyện viên cá nhân tại Nhất Dáng Nhì Da sẽ giúp gì cho bạn?

Hiện nay có rất nhiều bạn tham khảo tập thể dục ở nhà bằng cách xem các...

Các bài Aerobic đốt mỡ vùng bụng cháy nhanh nhất

Các bài Aerobic đốt mỡ vùng bụng cháy nhanh nhất

Có nhiều phương pháp giúp chị em loại bỏ mỡ thừa vùng bụng hiệu quả. Trong đó...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây